Chúa Nhật 21 Thường Niên 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

A.        "Khi Chúa Giêsu đến vùng lân cận của Cêsarêa Philiphê, Người hỏi các môn đệ thế này: 'Dân chúng nói Con Người là ai?' Các vị đáp: 'Một số nói là Gioan Tẩy Giả, một số khác bảo là 'lia, c̣n một số cho là Giêrêmia hay một trong các tiên tri'. Người hỏi các vị: 'C̣n các con, các con nghĩ rằng Thày là ai?' Simon Phêrô trả lời: 'Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống'. Chúa Giêsu bảo: 'Phúc cho con, Hỡi Simon, con Gioan! Không phải thuần túy loài người đă mạc khải điều này cho con đâu, mà là Cha trên trời của Thày. Phần Thày, Thày công bố cho con biết, con là Đá, trên đá này Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày, và các hàm của sự chết cũng không chế ngự nổi nó. Thày sẽ kư thác cho con ch́a khóa nước trời. Điều ǵ con tuyên bố cầm buộc dưới đất cũng sẽ bị cầm buộc ở trên trời' điều ǵ con tuyên bố tháo cởi dưới đất cũng sẽ được tháo cởi ở trên trời'. Rồi Người nghiêm cấm các môn đệ không được nói với ai rằng Người là Đức Kitô": "Chúa là Thiên Chúa các đạo binh phán thế này: Hăy đứng lên, đi đến quan chức Shebna, vị chủ tŕ lầu đài mà nói: 'Ta sẽ hất ngươi khỏi vai tṛ của ngươi và kéo ngươi xuống khỏi vị trí của ngươi. Vào ngày ấy, Ta sẽ triệu tập đầy tớ của Ta là 'liakim, con của Hilkiah' Ta sẽ mặc cho nó áo của ngươi, thắt đai của ngươi cho nó, và trao vào tay nó quyền bính của ngươi. Nó sẽ là cha đối với các dân cư của Gia-Liêm cũng như đối với nhà Giuđa. Ta sẽ đặt lên vai nó ch́a khóa của Nhà Đavít' khi nó mở ra, không ai đóng lại được, khi nó đóng lại, không ai mở ra nổi'" - "Lạy Chúa, ḷng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa"' "Những sự giầu sang, khôn ngoan và kiến thức của Thiên Chúa th́ sâu xa là chừng nào! Những phán quyết của Ngài khôn thấu biết bao, các đường lối của Ngài khôn ḍ biết mấy!... V́ tất cả mọi sự có là từ Ngài, nhờ Ngài và cho Ngài".

B-        "Nhiều môn đệ của Chúa Giêsu đặt vấn đề: 'Chuyện này thật là khó tin quá đi! Ai mà chấp nhận cho nổi cơ chứ?' Chúa Giêsu thừa biết các môn đệ đang x́ xèo chống đối về điều Người đă nói. Người hỏi các vị: 'Có phải nó đă làm lung lay đức tin của các con chăng?... Chính thần trí mới ban sự sống' xác thịt chẳng giúp được ǵ. Những lời Thày nói với các con là thần trí và là sự sống. Thế mà có một số trong các con lại không tin... Đó là lư do tại sao Thày đă nói với các con là không ai có thể đến với Thày nếu họ không được Cha Thày ban phép'. Từ bấy giờ, nhiều môn đệ đă rời hàng ngũ không c̣n thuộc về nhóm của Người nữa. Thế rồi Chúa Giêsu nói với 12 Vị: 'Các con có bỏ Thày mà đi chăng?' Simon Phêrô thưa Người: 'Lạy Chúa, chúng con c̣n biết theo ai? Chúa có những lời sự sống đời đời. Chúng con đă tin tưởng' chúng con xác tín rằng Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa'": "Gioduệ tập họp toàn thể các chi họ -ch-Diên lại ở Shechem... nói với toàn dân: 'Nếu các người không đồng ư phụng sự Chúa, th́ hôm nay hăy quyết định các người sẽ phụng sự ai, các thần mà cha ông của các người đă phụng sự bên kia Sông hay các thần của những người Amorites ở xứ sở mà các người đang cư ngụ. Phần tôi và gia đ́nh tôi, chúng tôi sẽ phụng sự Chúa'. Thế nhưng dân chúng đáp lại: 'Đâu thể nào lại có chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà phụng sự các thần khác được. V́ chính Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, mới là Đấng đă đem chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, ra khỏi cảnh làm tôi. Ngài đă thực hiện những phép lạ cả thể trước mắt chúng tôi, và đă bảo vệ chúng tôi vượt qua tất cả mọi thứ dân trong suốt cả một cuộc hành tŕnh. Bởi thế, chúng tôi cũng sẽ phụng sự Chúa, v́ Ngài là Thiên Chúa của chúng tôi'" - "Các bạn hăy nếm thử và hăy nh́n coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao" (câu đáp ca này đă được điều chỉnh ở trang 415-416: "Hăy thưởng thức và ngắm nh́n sự thiện hảo của Thiên Chúa")' "Những người vợ phải phục tùng chồng ḿnh như thể phục tùng Chúa, v́ chồng là đầu của vợ như Đức Kitô là đầu cũng là Đấng Cứu Chuộc của thân thể Người là Giáo Hội. Như Giáo Hội phục tùng Đức Kitô thế nào th́ các người vợ cũng phải phục tùng chồng ḿnh trong mọi sự như vậy. Hỡi những người chồng, hăy yêu thương vợ ḿnh như Đức Kitô đă yêu thương Giáo Hội... Ai yêu thương vợ là yêu thương chính ḿnh. Đâu có ai lại ghét xác thịt của ḿnh' trái lại, họ sẽ nuôi dưỡng nó và săn sóc cho nó như Đức Kitô chăm sóc cho Giáo Hội - v́ chúng ta là những chi thể của thân thể Người".

C-        "Có kẻ hỏi Người (Chúa Giêsu): 'Thưa Ngài, có phải số kẻ được cứu th́ ít chăng?' Người đáp: 'Hăy cố mà vào qua cửa hẹp. Tôi nói cho các người biết, nhiều người sẽ cố vào mà không được... Một khi chủ nhà đă chỗi dậy khóa cửa, th́ các người đứng ở ngoài có gơ cửa nói: Ông ơi, xin mở cho chúng tôi, th́ chủ sẽ đáp lại rằng: Ta chẳng biết các ngươi xuất xứ ra sao cả'. Bấy giờ các người mới nói: 'Chúng tôi đă ăn uống với nhóm của ông đó. Ông đă dậy dỗ chúng tôi  ngoài đường phố đó'. Nhưng chủ sẽ trả lời: 'Ta cho các ngươi biết, Ta không biết các ngươi là ai cả. Hăy đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn hành ác các ngươi'": "Ta đến để qui tụ các dân nước đủ mọi ngôn ngữ' họ sẽ đến và thấy vinh quang của Ta... Họ sẽ công bố vinh quang của Ta giữa các dân nước. Họ sẽ đem tất cả mọi anh em các người, từ mọi dân nước về Gia-Liêm, núi thánh của Ta, như một hiến lễ cho Chúa... như -ch-Diên mang lễ dâng của ḿnh lên nhà của Chúa trong những b́nh thanh sạch" - "Hăy đi rao giảng tin mừng khắp thế gian"' "Hăy chịu đựng các thử thách như việc sửa trị của Thiên Chúa là Đấng đối xử với anh em như con cái... Vào lúc bị quản thúc th́ tất cả mọi việc sửa trị là căn cớ gây ra đau thương chứ không vui vẻ ǵ, thế nhưng sau đó nó phát sinh hoa trái b́nh an và công chính cho những ai được nó thử luyện. Vậy anh em hăy kiên cường những bàn tay buông rơi của anh em cũng như những đầu gối yếu nhược của ḿnh. Anh em hăy làm cho các nẻo đường anh em đang đi được ngay thẳng, để tứ chi ră rượi của anh em không bị lệch lạc mà lại được chữa lành".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống

 

"Thời gian đă viên trọn. Triều Đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh năm B),  như trang 294 nhận định, "đó là chủ đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, được thể hiện qua Phụng Vụ Lời Chúa ở từng Chúa Nhật trong Mùa". Tuy nhiên, như trang 417 phân tích và nhận định: "Giai đoạn thứ ba của Mùa Thường Niên là 15 tuần nối tiếp, tức kể từ Chúa Nhật 19 Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, cho đến Chúa Nhật 33 Thường Niên Hậu Phục Sinh, một giai đoạn nhắm vào đề tài: 'Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm', để có thể đón chờ ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai, ư nghĩa của lễ Chúa Kitô Vua, Chúa Nhật kết thúc Mùa này". Theo Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật 21 Thường Niên tuần này th́ "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc nhờ ơn Chúa con người tin vào mạc khải của Ngài qua bản thân Đức Giêsu Kitô, qua những lời giảng dậy của Đức Giêsu Kitô, cũng như qua quyền bính tối cao của Đức Giêsu Kitô. 

 

Trước hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc   nhờ ơn Chúa con người tin vào mạc khải của Ngài qua bản thân Đức Giêsu Kitô, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm A. Trong số những nhận định của nhiều người về Chúa Giêsu được các vị tông đồ tŕnh lại cho Người, tất cả đều không có ǵ là sai trái cả, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chính xác như Chúa Giêsu muốn và nhất là đúng như Người là. Do đó, Người đă hỏi cả các môn đệ là thành phần thân cận nhất của Người, thành phần chẳng những được chứng kiến tận mắt quyền năng của Người, chẳng hạn hai trường hợp xẩy ra trên biển, như được thuật lại trong Phúc Âm Chúa Nhật 12 Thường Niên năm B và Chúa Nhật 19 Thường Niên năm A, thành phần này lại c̣n được nghe cắt nghĩa rơ ràng hơn về giáo huấn của Người nữa, chẳng hạn những dịp Người dẫn giải ư nghĩa  dụ ngôn về triều đại Thiên Chúa cho các vị nghe, như trong các bài Phúc Âm 15, 16 và 17 Thường Niên năm A thuật lại. Tất nhiên, so với nhận định của dân chúng, th́ nhận định của thành phần môn đệ gần gũi Chúa Kitô nhất chắc chắn là phải đúng nhất. Tuy nhiên, dù lời tuyên xưng của Simon Phêrô: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" có được Chúa Kitô khen nhận đi nữa, đến nỗi, Giáo Hội của Người nói chung và phần rỗi của các linh hồn nói riêng, đều lệ thuộc vào con người tuyên xưng này, th́ căn nguyên của lời tuyên xưng này, như Người vạch cho các vị thấy là: "Không phải thuần túy loài người đă mạc khải điều này cho con đâu, mà là Cha trên trời của Thày". Cũng chính v́ tính chất "mạc khải" của lời tuyên xưng đức tin chính xác này mà đức tin không sợ bị sai lầm, Giáo Hội không sợ bị "các hàm của sự chết (tiêu biểu cho sự gian dối) khống chế", nhất là quyền tháo cởi đối với phần rỗi đời đời của các linh hồn mới có tính cách tuyệt đối và tối thượng, một tính cách đă được cả bài Phúc Âm cũng như bài đọc nhất đều nói đến. Tính chất "mạc khải" này có một tác dụng chân thật, mănh liệt và vĩnh viễn như thế, là v́ nó phát xuất từ "Cha trên trời của Thày", Đấng mà bài đọc thứ hai đă tuyên tụng: "Những sự giầu sang, khôn ngoan và kiến thức của Thiên Chúa th́ sâu xa là chừng nào! Những phán quyết của Ngài khôn thấu biết bao, các đường lối của Ngài khôn ḍ biết mấy!... V́ tất cả mọi sự có là từ Ngài, nhờ Ngài và cho Ngài". Do đó, thành phần tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ có lư mà kêu lên như câu đáp ca: "Lạy Chúa, ḷng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa".

 

Sau nữa, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc nhờ ơn Chúa con người tin vào mạc khải của Ngài qua những lời giảng dậy của Đức Giêsu Kitô, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm B. Thiên Chúa "mạc khải" cho con người, chẳng những qua Con Người Đức Giêsu Kitô, mà c̣n qua những lời của Đức Giêsu Kitô nữa. Chính v́ thế, trong bài Phúc Âm, Đức Kitô mới khẳng định với các môn đệ của Người rằng: "Những lời Thày nói với các con là thần trí và là sự sống". Lời của Đức Kitô có tính cách "mạc khải" thần linh, chứ không phải "thuần túy loài người", mới có hiện tượng, như Phúc Âm thuật lại, "nhiều môn đệ rời hàng ngũ", thành phần theo "xác thịt chẳng giúp được ǵ", chỉ biết kêu lên "khó tin... ai mà chấp nhận nổi", thành phần được Chúa Giêsu xác định ngay trong Phúc Âm: "Đó là lư do tại sao Thày đă nói với các con là không ai có thể đến với Thày nếu họ không được Cha Thày ban phép". Thật vậy, đối với thành phần "được Cha ban phép" th́ "những lời Thày nói với các con" này, như Simon Phêrô tuyên xưng theo "thần trí ban sự sống", là "những lời sự sống đời đời", những lời làm cho con người nhận biết chính Thiên Chúa và con đường dẫn đến với Ngài, đúng như câu đáp ca khuyến giục: "Hăy thưởng thức và ngắm nh́n sự thiện hảo của Thiên Chúa". Vâng, chính v́ biết "thưởng thức và ngắm nh́n sự thiện hảo của Thiên Chúa", qua những ǵ Ngài đă làm cho họ, mà dân Do Thái, như bài đọc thứ nhất tŕnh thuật, họ đă dứt khoát và nhiệt liệt đáp lại lời thách đố của Gioduệ, như thế này: "Bởi thế, chúng tôi cũng sẽ phụng sự Thiên Chúa, v́ Ngài là Thiên Chúa của chúng tôi". Việc dân Do Thái nhận biết Thiên Chúa và quyết tâm phụng vụ Ngài, theo ư nghĩa của nó được bài đọc thứ hai so sánh, cũng giống như việc vợ nhận biết "chồng là đầu của vợ như Đức Kitô là đầu cũng là Đấng Cứu Chuộc của thân thể Người là Giáo Hội", và việc vợ "phải phục tùng chồng ḿnh trong mọi sự như Giáo Hội phục tùng Đức Kitô", Đấng mà bài đọc thứ hai cũng diễn tả là "đă yêu thương Giáo Hội... chăm sóc cho Giáo Hội", một mẫu gương tuyệt hảo của "những người làm chồng".

 

Sau hết, "cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" là việc nhờ ơn Chúa con người tin vào mạc khải của Ngài qua quyền bính tối cao của Đức Giêsu Kitô, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm C. Quyền bính tối cao của Đức Kitô ở đây được bài Phúc Âm nói đến qua lời Chúa Giêsu ám chỉ: "Một khi chủ nhà đă chỗi dậy khóa cửa". "Nhà" ở đây, theo ư nghĩa thứ nhất, có thể hiểu là biểu hiệu cho Giáo Hội trần thế, mà "các ch́a khóa", biểu hiệu cho quyền bính tối thượng của Giáo Hội, đă được Đức Kitô trao cho vị đại tông đồ Phêrô, như trong bài Phúc Âm năm A đă đề cập đến. Theo ư nghĩa thứ hai, "nhà" ở đây (x.Jn.8:35'14:2), cũng có thể hiểu là biểu hiệu cho Vương Quốc Thiên Chúa, mà Đức Kitô chính là "cửa chiên" (Jn.10:7), một "cửa hẹp" được Người đề cập đến trong bài Phúc Âm hôm nay, đến nỗi, Người cũng khẳng định ngay trong bài Phúc Âm hôm nay, "nhiều người sẽ cố vào mà không được", lư do là v́, như Người đă tiết lộ trong bài Phúc Âm năm B, "họ không được Cha Thày ban phép". Đúng thế, chính v́ "không được Cha Thày ban phép", nên họ dù có "cố vào mà (cũng) không được", ở chỗ,   như lời họ nói trong bài Phúc Âm, "chúng tôi đă ăn uống với nhóm của ông", điển h́nh là thành phần môn đệ bỏ đi trong bài Phúc Âm năm A, hay họ đă đến nghe Đức Kitô "dậy dỗ ngoài đường phố", điển h́nh là đám dân chúng theo Người v́ được ăn no nê hơn là v́ được thấy các dấu lạ, như Người đă nói đến trong bài Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường Niên năm B. Chưa hết, cho dù thành phần "không được Cha đă Thày ban phép" này đă bị khóa cửa đi nữa, theo lời Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm, họ vẫn "cố vào", bằng cách "đứng ở ngoài gơ cửa nói: Ông ơi xin mở cho chúng tôi", nhưng họ hoàn toàn bị Người phủ nhận, như lời Người phán trong bài Phúc Âm: "Ta không biết các ngươi là ai. Hăy đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn hành ác các ngươi". Như thế, một khi Chúa Giêsu c̣n muốn "khóa cửa" tức c̣n muốn ẩn ḿnh đi, như trong bài Phúc Âm năm A, "Người nghiêm cấm các môn đệ không được nói với ai rằng Người là Đức Kitô", th́ không một ai có thể nào vào được, túc có thể hiểu được Người. Bởi v́, nếu Người không tự "mở cửa", tức tỏ ḿnh Người, ra cho con người vào đúng thời điểm của Người, th́ con người chẳng những sẽ không đến được gần Người lại c̣n v́ Người mà bị vấp phạm nữa, đúng như lời tiên tri của ông ǵa Simêon nói về thân phận của Người trong đền thờ Gia-Liêm. Chẳng cần nói đâu xa, ngay sau khi vị tông đồ cả Phêrô tuyên xưng đức tin và được Thày long trọng tuyên hứa cho một quyền bính tối cao, ngài đă bị chính "Đức Kitô" của ngài mắng hết sức thậm tệ, theo bài Phúc Âm Chúa Nhật Thường Niên 22 năm A tuần tới mới thuật lại, chỉ v́ bấy giờ, sau khi được "Đức Kitô" tỏ cho biết số phận của Người, ngài đă "phán đoán không theo Thiên Chúa mà theo loài người", trong việc can gián Người, như thể xui giục Người "vấp phạm". Như thế, Chúa Giêsu chẳng những có quyền "tháo cởi" hay "đóng mở" đối với thành phần chưa nhận biết Người, mà c̣n cả đối với thành phần đă được Người hé "mở" cho biết "Người là ai" nữa. Tuy nhiên, theo dự án cứu rỗi của Thiên Chúa, đối với thành phần chưa nhận biết Người, bài đọc thứ nhất đă công bố lời Chúa thế này: "Ta đến để qui tụ các dân nước đủ mọi ngôn ngữ' họ sẽ đến và thấy vinh quang của Ta... Họ sẽ công bố vinh quang của Ta giữa các dân nước". C̣n đối với thành phần đă tin Người, theo giáo huấn của bài đọc thứ hai, th́ Người sẽ "đối xử như con cái", bằng cách Người "sửa trị" họ, như trường hợp của tông đồ Phêrô trên đây, để họ có thể "phát sinh b́nh an và công chính", nhờ đó, họ mới trở thành những chứng nhân đích thực của Người và cho Người, trong việc "hăy đi rao giảng tin mừng khắp thế gian", như câu đáp ca kêu gọi.

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, nhờ Con Cha đă mở cửa, Kitô hữu chúng con đă được vào và ở trong nhà Giáo Hội của Cha. Xin Cha cho chúng con biết "chúng (con) là những chi thể của thân thể (Con Cha)" (bài đọc 2 năm B),  thành phần được Cha yêu thương "sửa trị", để chúng con càng xứng đáng là con cái của Cha hơn. Thế nhưng, v́ "việc sửa phạt là căn cớ gây ra đau thương chứ không vui vẻ ǵ" (bài đọc 2 năm C), nên xin Cha đừng để chúng con chán chường, với "những bàn tay buông rơi và những đầu gối yếu nhược", trái lại, c̣n biết "làm cho các nẻo đường (chúng con) đang đi được ngay thẳng" (bài đọc 2 năm C).